Với những đồng tiền được các chính phủ phát hành như USD hay EUR, một cơ quan có thẩm quyền như chính phủ hay một ngân hàng sẽ có trách nhiệm truy vết tất cả những dòng tiền đang lưu thông ngoài thị trường và đảm bảo rằng sẽ không có bên thứ ba nào có thể phát hành đồng tiền này.
Trong trường hợp của Bitcoin và tiền mã hóa, các thợ đào sẽ thay thế vai trò của chính phủ hay ngân hàng trung ương để bảo mật mạng lưới nhằm đảm bảo không xảy ra hiện tượng “tiêu dùng hai lần” (double-spending). Các thợ đào này chính là các thành viên trên một chuỗi khối bằng cách sử dụng sức mạnh CPU nhằm duy trì danh sách các khối cũng như các giao dịch trong đó. Những máy tính này cùng nhau giải các bài toán phức tạp, xác minh các giao dịch. Mỗi khi khối mới được sinh ra, một lượng nhỏ tiền mã hóa được tạo ra như một phần thưởng cho các thợ đào.
Cơ chế được miêu tả ở trên được gọi là Bằng Chứng Cống Hiến, hay được gọi một cách thông dụng khác là Khai Thác. Trong khi Bằng Chứng Cống Hiến là cơ chế khai thác tiền mã hóa sớm nhất thì ngày này có rất nhiều cơ chế khác nhau như Bằng Chứng Cổ Phần (POS) hay Bằng Chứng Thời Gian Trôi Dạt (POET).